Ép cọc bê tông được hiểu là quá trình tạo ra chân đứng và trụ chắc chắn cho toàn bộ các công trình xây dựng. Khi ép cọc bê tông chắc chắn, căn nhà sẽ không bị lún nứt theo thời gian hay theo quá trình rung nứt của mặt đất. Vậy ép cọc bê tông prải qua quy trình như thế nào? Có bao nhiêu loại ép cọc bê tông? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết này.
Ép cọc bê tông gồm có bao nhiêu loại?
Ép cọc bê tông thường có 4 loại bao gồm:
Ép cọc bê tông cốt thép: Hình thức này được hệ sử dụng khá phổ biến cho hệ móng các công trình xây dựng với 2 loại cọc chính là cọc bê tông li tâm tiết diện tròn và tiết diện vuông.
Cọc bê tông ly tâm: thường có đường kính từ 300 – 800, sản xuất theo dây chuyền tại nhà máy Cốt thép cấu tạo từ những sợi cáp được căng kéo ứng lực trước, bê tông được đổ theo phương pháp quay li tâm và được hấp trong lò hơi ở khoảng 100 độ C.
Ép cọc bê tông vuông: loại cọc tiết diện hình vuông với nhiều kích thước khác nhau. Đúc theo phương pháp thủ công, Cốt thép thường sử dụng và trơn hoặc gân. Sau
Ép cọc bê tông Thái Nguyên là sử dụng dàn ép thủy lực để đưa cọc bê tông vào trong lòng đất mà không gây tiếng ồn hay chấn động. Việc ép cọc sẽ dừng lại khi đầu cọ đã ngàm vào lớp địa chất cứng hoặc lực ép đã đạt đến tải trọng.
Quy trình thực hiện ép cọc bê tông
Bước đầu tiên: Khởi động cho việc thi công ép cọc
Trước khi tiến hành ép cọc bê tông, phải xem xét kỹ hồ sơ kỹ thuật gồm: báo cáo khảo sát địa chất công trình, bản vẽ thiết kế móng, bản vẽ bố trí mạng lưới cọc tại khu vực thi công, bản đồ các công trình ngầm, quy trình thi công, thông số kỹ thuật của ép cọc bê tông…
Bước thứ hai: Vận chuyển thiết bị ép cọc. Đưa máy móc và thiết bị đến công trường thi công để tiến hành ép cọc
Bước thứ ba: Vận chuyển cọc bê tông về công trình
Tại bước này, sau khi đã vận chuyển cọc về công trình và xếp trên mặt ngoài khu vực ép. Các đoạn cọc sẽ được tiến hành xếp thành từng nhóm có cùng chiều dài, cùng tuổi và kê lên gối tựa. Gối tựa sẽ được kê sát móc cẩu hoặc cách đầu mũi cọc một đoạn an toàn.
Bước thứ tư: kiểm tra chất lượng cọc bê tông ngay tại công trình.
Kiểm tra chất lượng cọc bê tông thông qua phiếu kiểm nghiệm tính chất cơ học, vật lý cả thép, phiếu kiểm nghiệm cấp phối và tính chất cơ lý của bê tông, biên bản kiểm tra cọc. Thông thường, cọc bê tông cốt thép đúc sẵn chỉ được tiến hành ép khi đã đủ tuổi, đảm bảo được các kích thước và cường độ mà thiết kế đã quy định. Trên thân cọc phải có vạch thuớ và kẻ đường tìm để dễ dàng quan sát độ chối và độ lệch trục của cọc.
Bước thứ năm: Định vị vị trí cọc trước khi tiến hành ép.
Dựa vào sơ đồ bố trí cọc, hệ thống định vị trục chính, dùng máy móc chuyên môn và thước để xác định vị trí các cọc trên mặt bằng, sau đó là đóng các cọc gỗ để đánh dấu.
Bước thứ sáu: Thời điểm ép cọc bê tông. Cái này có thể phụ thuộc vào sự thỏa thuận của chủ đầu tư, bên thiết kế, thi công…
Bước thứ bảy: Thực hiện ép cọc bê tông.
Đầu tiên là kiểm tra và định vị dàn ép cọc bê tông. Sau đó, tiến hành neo dàn cọc bê tông và thực hiện tiến trình ép cọc bê tông, điều chỉnh lực ép và tốc độ ép cọc bê tông, kết thúc quy trình
Bước thứ tám: Ghi chép hồ sơ ép cọc bê tông để theo dõi về sau.
Vui lòng liên hệ số hotline: 094 386 2368 để được tư vấn. Xin cảm ơn.
Xem thêm:
>>> Không Gian Sống Hiện Đại – Sang Trọng Với Cửa Nhôm Xingfa Vân Gỗ
>>> Những Ý Tưởng Độc Đáo Cho Kiến Trúc Nhà Bếp Đẹp Mà Chỉ Riêng Bạn Sở Hữu