Image default
Blog

Lưu ý cho bạn đọc những kinh nghiệm cần thiết khi đặt cọc mua nhà

Đặt cọc mua nhà là một trong những bước cần thiết để hoàn tất quá trình mua bán nhà đất, tuy nhiên trong thời gian gần đây đã xảy ra không ít những vụ lừa đảo khiến cho việc mua bán trở nên không thông thuận, thậm chí người mua còn mất không tiền đặt cọc. Hãy để bài viết mang đến cho bạn những kinh nghiệm cần thiết khi đặt cọc mua nhà nhé.

1. Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà sở hữu bất động sản:

Việc kiểm tra danh tính người bán là rất cần thiết

Trong quá trình tìm hiểu bất động sản, bạn có thể kiểm tra bản sao về chứng nhận sở hữu nhà đất, nhà ở, tuy nhiên khi đã xác định mua và chuẩn bị đặt cọc thì bạn cần phải xem giấy chứng nhận bản gốc để xác minh, ngoài ra còn phải so sánh với chứng minh nhân dân của người bán để chắc chắn hơn. Việc xác định mặt người bán với ảnh trong CMND cũng rất cần thiết bạn nhé.

Nếu bạn còn cảm thấy việc làm này vẫn không chắc chắn thì bạn có thể thông báo cho người bán để họ đến phường, ủy ban để công chứng về việc sử dụng nhà đất.

>> Xem thêm: Thương hiệu đồng hồ nam Curren và các dòng nổi bật

2. Kiểm tra nhà có bị qui hoạch hay không?

Việc kiểm tra này bạn nên thực hiện trước khi đặt cọc mua nhà, vì có rất nhiều căn hộ bán đi là do vướng qui hoạch.

Bạn có thể nhờ người môi giới làm việc này, nếu là môi giới khu vực thì họ sẽ rất thành thạo trong việc tìm thông tin liên quan đến qui hoạch nên chủ nhà cần tham khảo và lên tận Phòng Quản lý Đô thị tại UBND Quận, Huyện nơi bất động giao dịch.

3. Cần xem xét bất động có bị chặn giao dịch chuyển nhượng:

Một số bất động sản bị chặn giao dịch chuyển nhượng do vi phạm xây dựng, do chiếm dụng và tranh chấp, kiện tụng và đang bị thi hành án… và bị các phòng công chứng đưa vào dạng “cấm bán”. Nếu đặt cọc bất động sản này thì khả năng mất cọc là cao vì chủ nhà đang cố gài bẩy người mua và môi giới nhà đất.

>> Có thể bạn quan tâm: Những ca sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất được mọi giới trẻ yêu thích hiện nay

4. Soạn thảo Hợp đồng đặt cọc

Soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà yêu cầu sự chi tiết

Hợp đồng đặt cọc sẽ là tốt nhất nếu được soạn thảo dưới tay một luật sư, tuy nhiên bên bán cũng có thể thực hiện công việc này do nó cũng không quá phức tạp.

Sau khi soạn thảo xong hợp đồng, người bán sẽ gửi cho người mua để có thể thống nhất ý kiến. Hợp đồng đặt cọc cần lưu ý một số điều khoản chính yếu như sau:

  • Số tiền đặt cọc
  • Thời hạn đạt cọc
  • Số tiền thanh toán khi ra công chứng
  • Thoả thuận các khoản phí thuế
  • Thủa thuận đền cọc, mất cọc nếu có qui định khác.

Lưu ý thêm là bên bán cần đứng tên cả vợ và chồng trong hợp đồng cọc nếu tài sản này là của chung. Trường hợp này để tránh tình trạng một trong hai người tự quyết định bán mà chưa hỏi ý kiến của người kia.

5. Hợp đồng cọc không cần thiết phải công chứng

Thông thường thì khi mua nhà, người mua thường yêu cầu người bán phải công chứng mọi giấy tờ liên quan, tuy nhiên công việc này là không cần thiết. Hợp đồng cọc được pháp lý công nhận khi hai bên ký vào. Bạn có thể thao khảo Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 để xem thêm chi tiết. Cụ thể như sau:

Điều 328. Đặt cọc

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  • Kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí…
  • Khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ 01 người ký sau này rất rắc rối.
  • Phải chắc chắn có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.

Trên đây là những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà cần thiết cho bạn đọc, bạn cũng có thể tham khảo luật sư tư vấn luật đất đai để có thể hiểu sâu hơn. Chúc bạn thành công.

Lưu ý cho bạn đọc những kinh nghiệm cần thiết khi đặt cọc mua nhà

Related posts

Tổ chức sự kiện khởi công, động thổ hợp phong thủy cần lưu ý những gì?

Trịnh Thanh Mai

Những mẫu nhà vườn đẹp ở nông thôn khiến ai cũng mê mẩn

Trịnh Thanh Mai

Nghĩ tới rau là nhớ đến trồng rau thuỷ canh

Trịnh Thanh Mai

Leave a Comment