Image default
Blog

Những công dụng của tam thất bạc bạn không nên bỏ qua

Có lẽ chúng ta đã không còn xa lạ với củ tam thất và hoa tam thất rồi đúng không nào. Đây đều là những bài thuốc quý chữa được nhiều bệnh được sử dụng từ rất lâu đời. Vậy cụ thể công dụng của tam thất bạc là gì, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Công dụng của tam thất bạc

Tam thất còn được gọi là tam thất bắc, sâm tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất… đây là vị thuốc được sử dụng từ rất lâu năm thuộc họ Ngũ gia bì.

Củ tam thất được sử dụng dưới dạng phơi khô, thông thường kể từ khi trồng thì sau 3-7 năm chúng ta sẽ thu hoạch được củ tam thất. Tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn còn hoa tam thất có vị ngọt, không đắng như củ tam thất, tính mát.

Khi hoa vẫn đang là búp non chưa nở thì chúng ta sẽ thu hoạch và phơi khô để sử dụng làm thuốc.

Cụ thể, công dụng của tam thất bạc bao gồm:

  • Tam thất có chứa chất noto ginsenosid vì vậy có tác dụng chống lại xơ vữa động mạch, tăng sức chịu đựng của cơ thể khi thiếu oxy, tốt cho tim mạch, tăng cường oxy cho tim. Rễ tam thất giúp cho hệ thần kinh hưng phấn hơn.
  • Củ tam thất còn giúp cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Hoa tam thất có tác dụng giải độc cơ thể, mát gan, làm đẹp da, giúp cầm máu, giảm đau, tiêu sưng, tiêu máu, an thần và tăng cường hệ miễn dịch, giảm các tế bào độc hại như tế bào ung thư. Ngoài ra, hoa tam thất còn hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiểu đường và phục hồi sức khỏe sau sinh cũng như chống suy giảm trí nhớ rất tốt.

2. Sử dụng tam thất bạc như thế nào cho đúng?

Với hoa tam thất bạc thì bạn sắc 2-3 gram với nước sôi như pha trà sau đó thưởng thức. Lưu ý rằng khi uống hết nước đầu thì bạn hãy tiếp tục nước sôi vào cho đến khi không còn vị ngọt, đắng của thuốc mới thôi để tránh lãng phí.

Mỗi lần uống thì bạn hãy uống cách nhau từ 6-12 giờ tùy theo từng bệnh và thực hiện theo chỉ dẫn của thầy lang nhé.

Còn củ thì bạn có thể dùng dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống nếu là tươi. Còn với những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ thì bạn hãy dùng dạng chín nhé.

Nếu sử dụng để cầm máu, giảm đau thì bạn hãy uống 10 –  20 g, chia làm 4 – 5 lần mỗi ngày.

Lưu ý rằng với phụ nữ có thai không được dùng tam thất vì tính mát rất dễ gây xảy thai. Bên cạnh đó, khi sử dụng tam thất bạc chữa bệnh thì tuyệt đối không được sử dụng gừng và tỏi tránh gây tác dụng phụ nhé.

Hy vọng rằng qua những chia sẻ về các công dụng của tam thất bạc như trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe mỗi ngày.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Related posts

Kinh nghiệm chọn nội thất cơ bản cho phòng khách và phòng bếp bạn nên biết

Trịnh Thanh Mai

Mách bạn những tiêu chí để chọn được mẫu giường ngủ hộp ưng ý

Trịnh Thanh Mai

Top những thực phẩm chống ung thư bạn nên ăn hằng ngày

Trịnh Thanh Mai

Leave a Comment