Image default
Blog Tin tức

Bảo hiểm thất nghiệp có áp dụng với lao động nước ngoài không?

Tham gia bảo hiểm qua hình thức nộp trực tiếp hay qua phần mềm bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi của người lao động khi làm việc tại các cơ quan. Trong đó có bảo hiểm thất nghiệp gồm nhiều chế độ như trợ cấp thất nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động, hỗ trợ học nghề,… Vậy người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc tại Việt Nam không? Quy định về chế độ bảo hiểm đối với người nước ngoài là gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo:

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn không xác định;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có xác định thời hạn;

– Thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.

Lưu ý:

– Người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

– Người lao động thuộc những đối tượng nêu trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Liên quan đến việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013 giải thích: Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Căn cứ quy định này, có thể thấy, lao động nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm 2013. Do vậy, lao động nước ngoài không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Loại hình bảo hiểm lao động nước ngoài được tham gia

Đối với bảo hiểm xã hội: Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động được thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đáp ứng được 02 điều kiện:

– Sở hữu giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

– Đã tiến hành ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Đối với bảo hiểm y tế: Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 liệt kê các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng như sau:

Người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương…

3 Lỗi Thường Gặp Liên Quan Đến Thông Báo Phát Hành Hóa Đơn Điện Tử

03 Cột Mốc Đáng Chú Ý Quy Định Tại Thông Tư 68/2019/TT-BTC

Trong khi đó, khoản 2 Điều 1 Luật này nêu rõ: Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.

Do vậy, lao động nước ngoài cũng được tham gia bảo hiểm y tế như lao động trong nước. Tuy nhiên, những lao động này phải làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Căn cứ những điểm đã nêu rõ ở trên, nếu doanh nghiệp có người lao động là người nước ngoài thì cần chú ý về chế độ tham gia bảo hiểm đối với đối tượng này để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

 

Related posts

Truyện tranh Nanatsu no Taizai chap 47: Thánh đồ tàn phá

Thương hiệu đồng hồ nam Curren và các dòng nổi bật

Trịnh Thanh Mai

Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Doji đảo chiều

Trịnh Thanh Mai

Leave a Comment